Tài chính phi tập trung (DeFi) đứng đầu danh sách xu hướng các ngành công nghiệp tiền điện tử trong năm nay với lý do hoàn toàn chính đáng- giá trị của Token DeFi đã tăng nhanh chóng vào cuối tuần trước với tổng giá trị vượt mức 2 tỷ USD. Theo DeFi Market Cap, con số thậm chí đã tăng lên gần 2,5 tỷ đô la vào ngày 10/6.
Khi mức độ phổ biến của DeFi ngày càng tăng lên, Bitcoin Malaysia, đứng đầu bởi Colbert Low và Jason Chew đã đưa các nhà lãnh đạo và nhà tiên phong trong lĩnh vực này đến gần hơn với khán giả toàn cầu thông qua Tuần Lễ DeFi Đông Nam Á, trải nghiệm 10 giờ kéo dài trong 5 ngày từ 1/6 đến 5/6. Tuần lễ bắt đầu với sự xuất hiện của MakerDAO, đồng thời chào đón các đại diện đến từ Melon Protocol, BitGo, Aave và Kyber để cùng đưa ra những quan điểm sâu sắc về thế giới DeFi. Bạn đọc có thể xem bản phát lại của sự kiện ngay tại đây hoặc trên trang Facebook của SCN.
MakerDAO và Kyber Network là những cái tên quen thuộc ở châu Á. MakerDAO được biết đến với giao thức DAI stablecoin và Maker, trong khi đó Kyber Network rất thành công trong việc tạo điều kiện cho thanh khoản phi tập trung với mức giá tốt hơn của vô số loại Token hiện có trên thị trường. Ngoài ra, BitGo cũng đã trình bày một giải pháp cải thiện tính linh hoạt và khả năng tương tác giữa các Token được xây dựng trên các mạng lưới khác nhau thông qua cơ chế bao bọc (wrapping mechanism).
Các giao thức và công nghệ DeFi về cơ bản cố gắng giải quyết các vấn đề như: sự thiếu sự kiểm soát của người dùng đối với tài sản của họ, các trung gian và chi phí không cần thiết mà người dùng phải trả khi thực hiện giao dịch, cũng như thiếu sự minh bạch trong các quy trình thực hiện. Do đó, Melon Protocol đã giới thiệu hệ thống quản lý tài sản phi tập trung Mona El Isa nhằm đảm bảo mức lợi nhuận cao hơn và khả năng tiếp cận các khoản đầu tư tốt hơn cho cả nhà quản lý tài sản và nhà đầu tư.
Nhà sáng lập Stani Kulechov đã giới thiệu giao thức thị trường tiền điện tử của Aave. Trong phiên hỏi đáp của mình, một người xem đã đề cập đến lỗ hổng của các giao thức DeFi, chẳng hạn như vụ hack gần đây trên nền tảng cho vay DeFi Lendf.me, nơi tin tặc lợi dụng lỗ hổng bảo mật thông qua Token tiêu chuẩn ERC-777. Mặc dù DeFi là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng, vẫn còn nhiều việc phải làm để thắt chặt tính bảo mật trên các giao thức này và đảm bảo rằng chúng không bị tấn công bởi các mã độc.
Như đã đề cập trước đây, số lượng các nền tảng DeFi tồn tại trên thị trường đã tăng lên 200% trong khoảng từ quý I năm 2019 đến quý I năm 2020. Phần lớn các dự án DeFi được xây dựng trên mạng blockchain Ethereum và đã chứng kiến mức gia tăng 778% trong các ứng dụng DeFi.
Bạn đọc có thể quan tâm: Digital Week Online: Điểm Nổi Bật Sau Sự Kiện