Đây có lẽ là quãng thời gian dài nhất trong lịch sử ngành công nghiệp tiền điện tử Ấn Độ lâm vào bế tắc kể từ tháng 6 năm 2018, sau khi ngân hàng Dự Trữ Ấn Độ (RBI) ban hành lệnh cấm các ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp này. Mặc dù tòa án tối cao Ấn Độ đã gỡ bỏ lệnh cấm vào tháng 3 năm nay, nhưng RBI đã rất chậm chạp trong việc sửa đổi các quy định hiện hành, khiến các ngân hàng khá ngần ngại trong việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thuộc lĩnh vực tiền điện tử.
Trong bản truy vấn về Quyền Thông Tin (RTI) gần đây của Harish BV, CEO của sàn giao dịch Unocoin, RBI được yêu cầu trả lời trực tiếp câu hỏi liệu các ngân hàng có bị cấm cung cấp tài khoản hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác cho các doanh nghiệp tiền điện tử hay không, RBI đã xác nhận:
“Hiện nay, lệnh cấm đó không còn hiệu lực nữa”, câu trả lời của RBI được người dùng Twitter @cryptokanoon thuật lại.
Không rõ liệu câu trả lời này có đủ để các ngân hàng Ấn Độ bắt đầu chấp nhận khách hàng trong ngành công nghiệp tiền điện tử một lần nữa hay không. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, các doanh nghiệp tiền điện tử yêu cầu cung cấp thêm thông tin trước khi họ có thể tái hoạt động, đặc biệt vấn đề về khung thuế. Chẳng hạn, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải rõ ràng về số tiền thuế đánh vào lợi nhuận tiền điện tử, bởi vì nếu RBI đưa ra các quy định bất lợi thì khả năng sống sót của các công ty này sẽ một lần nữa bị đe dọa.
Kể từ khi có quyết định của Tòa án tối cao, thị trường tiền điện tử tại Ấn Độ lại bắt đầu hoạt động nhộn nhịp trở lại. Trong khi lệnh cấm trước đó khiến nhiều công ty tiền điện tử lâm vào ngõ cụt, một số sàn giao dịch tiền điện tử khác như WazirX và CoinDCX đã nhanh chóng chuyển hướng hành động. Cụ thể, CoinDCX đã hoàn thành vòng gọi vốn Series A vào tháng 3, huy động được tổng cộng 3 triệu đô la, gần đây họ đã nhận thêm 2,5 triệu đô la tiền vốn của Polychain Capital và Coinbase Ventures.
Bạn đọc có thể quan tâm: Sàn Giao Dịch Crypto Ấn Độ CoinDCX Hợp Tác Dịch Vụ Lưu Ký Với BitGo