Lừa đảo và gian lận đã xuất hiện kể từ khi con người bắt đầu biết tích lũy của cải và hình thành lòng tham. Hình thức lừa đảo giả mạo danh tính của những người nổi tiếng đang ngày càng gia tăng bởi các nạn nhân chúng nhắm đến thường không hề có sự đề phòng. Tại thời điểm viết bài, rất nhiều người dân Thái Lan đã bị sập bẫy trong một vụ lừa đảo Bitcoin mới rất công phu, nơi chúng mạo danh vị tỷ phú cũng là ông trùm của hãng bia Chang nổi tiếng- Charoen Sirivadhanabhakdi.
Những kẻ lừa đảo đã lập nên một trang Web tin tức giả mạo, sao chép trên kênh truyền thông của Thái Lan Sanook.com để đưa các tin tức độc quyền, tiết lộ bí mật về cách mà ông Sirivadhanabhakdi trở nên giàu có nhờ việc khai thác “lỗ hổng pháp lý”. Bài báo lừa đảo sau đó lan man về việc mọi người có thể nhận được một khoản tiền lãi lớn chỉ đơn giản bằng cách đầu tư vào chương trình “kẽ hở” này trong vòng 3 đến 4 tháng.
“Nhà tài phiệt giả” sau đó đã giới thiệu chương trình giao dịch tự động được hỗ trợ bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên là “lỗ hổng Bitcoin”. Chỉ ra rằng ai cũng đều có thể kiếm được một khoản thu nhập thụ động có giá trị đến hơn 30 USD mỗi ngày với khoản đầu tư ban đầu chỉ 30 USD. Nhiều tỷ phú và các cá nhân nổi tiếng toàn cầu như Bill Gates và Elon Musk cũng đã trở thành nạn nhân khi những kẻ lừa đảo luôn khăng khăng khẳng định rằng họ cũng đang sử dụng chương trình giao dịch này.
Trong bài viết giả mạo, các quảng cáo và liên kết sẽ được bật lên để đưa nạn nhân đến trang web lỗ hổng Bitcoin. Khi điền vào các biểu mẫu và ứng dụng để bắt đầu sử dụng dịch vụ giao dịch trực tuyến được hỗ trợ bởi AI, người dùng luôn được nhắc nhở điền thông tin thẻ tín dụng của họ và thanh toán như một “khoản đầu tư ban đầu”.
Bài báo chứa thông tin lừa đảo hiện đang được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và ứng dụng nhắn tin nổi tiếng LINE. Tốc độ của chúng tăng lên nhanh chóng bởi thói quen và văn hóa của những người lớn tuổi ở Thái Lan, họ thường chia sẻ các tin tức và bài viết thú vị cho nhóm bạn của mình, khiến các trò lừa đảo như thế này có cơ hội để gia tăng.
Một người dùng Facebook đã hoài nghi và thấy tò mò khi điền vào biểu mẫu này, do đó cô không cung cấp thông tin thẻ tín dụng mà trang web yêu cầu. Ngay sau khi điền vào mẫu đơn, cô đã nhận được rất nhiều cuộc gọi đến từ người nước ngoài nhắc nhở về việc cung cấp chi tiết thanh toán và thông tin thẻ.
Bạn đọc có thể quan tâm: Tài Khoản Twitter Của Các Cá Nhân Và Doanh Nghiệp Lớn Bị Tấn Công Trong Vụ Lừa Đảo Bitcoin