Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử tạo ra khối lượng giả, nhưng điều này cuối cùng sẽ khiến các nhà giao dịch thực sự và các tổ chức lợi ích nghi ngại và cuối cùng, sẽ dẫn đến hợp nhất hoặc hoàn tác sàn giao dịch đó mà thôi.
Có vẻ tốt như bạn tin vậy. (Ảnh của 5598375 trên Pixabay)
Trong cái nóng ẩm ướt mùa hè ở Đông Quan, một thành phố ở miền nam Trung Quốc, Xun Zhao, đeo kính ở một bên mắt, trút hết sức lực lên sáng tạo mới nhất của anh ta trong một khu vực không có máy điều hòa nằm sâu trong ngóc ngách của thành phố.
Bị hấp sống như một món dim sum theo nghĩa đen, Zhao làm việc một cách khéo léo như một nghệ nhân lão luyện, điều chỉnh chi tiết cho bánh đà, lò xo, bánh răng, bôi dầu, luôn luôn điều chỉnh và liên tục lắng nghe bất kỳ sự bất thường nào trong chuyển động.
Khi Zhao điều chỉnh thêm một số thứ cho chiếc Rolex Cosmograph Daytona 116500LN mà anh đang xử lý, mọi người sẽ bị ấn tượng bởi sự chú ý và sự tỉ mỉ đến từng chi tiết của anh khi làm việc.
Nhưng không, đây không phải là một cửa hàng sửa chữa đồng hồ Rolex, mà nó là một phần nhỏ trong ngành kinh doanh sản xuất đồng hồ giả trị giá hàng tỷ đô la.
Hôm nay, Zhao đang làm việc trên một phiên bản đặc biệt chính xác của chiếc Rolex Daytona nổi tiếng – cái tên được lấy từ vòng đua nổi tiếng ở Florida.
Không giống như những thứ rẻ tiền, phiên bản giả mà Zhao đang làm ra không nhằm mục đích bắt chước bề ngoài của bản gốc và nó cũng không chính xác là rẻ. Với hơn 1.500 đô la Mỹ, bạn có thể nhận được một chiếc đồng hồ khá ổn từ hầu hết các thương hiệu có uy tín khác.
Phiên bản giả của Zhao sử dụng thép 904L thật cho vỏ và vòng đeo tay, gốm thật cho gờ lắp mặt kính, có cùng cơ chế khóa phức tạp bên trong nó thậm chí còn có một bản sao chính xác đặc tính 4130 – cũng được thiết kế để trông và hoạt động giống hệt như thật.
Bởi vì kiểm tra chuyển động là chốt hạ cuối cùng của người sưu tầm trong việc xác định cái gì là thật và cái gì không, Zhao và hàng ngàn người khác đã tạo ra một bản sao chính xác của một chiếc đồng hồ đình đám mà nó có thể dễ dàng đánh lừa không chỉ một người bình thường trên đường phố, mà cả một người đam mê lâu năm.
Có giá bằng một phần mười chiếc đồng hồ thật, là một chiếc Rolex Daytona giả, xem xét việc mua một chiếc đồng hồ thật khó đến mức nào, nó liệu có là chiếc đồng hồ tốt để mua dành cho những người muốn trông giàu có nhưng chưa đủ điều kiện hay không?
Câu trả lời, không may là, còn tùy.
Với cùng một số tiền, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng có được một chiếc đồng hồ rất tốt từ một thương hiệu khác.
Vì vậy, nếu bạn muốn một chiếc Rolex Daytona đủ để đánh lừa khá nhiều người không am hiểu sâu rộng về thương hiệu này, bạn có thể, và nó sẽ có giá khoảng 1.500 đô la Mỹ.
Và nếu bạn là loại người mà khi nhìn vào đồng hồ của họ mà không bị mất tinh thần vì họ đã được nhắc nhở mỗi lần là nó không phải hàng thật, thì một thứ hàng giả thực sự cần được lưu tâm.
Nhưng đối với nhiều người khác, Rolex không chỉ là một chiếc đồng hồ đeo tay cơ học – nó là một thứ gì đó mà họ làm việc để hướng tới và đạt được – đó là một cách tận hưởng của cuộc sống.
Và nếu bạn đủ may mắn để nhận được một trong những chiếc Rolex Daytona (nó rất khó mua được), thì bạn đã kiếm được một khoản lợi nhuận rồi đó. Bạn có thể trả phí chênh lệch cho một người và nó vẫn không nợ bạn điều gì. Còn khi bạn muốn bán hàng giả thì sao? Được thôi, chúc may mắn với điều đó.
Nhưng điểm mấu chốt của những chiếc đồng hồ này là tất cả những gì ta cảm nhận được. Chúng có thể là một phần thưởng, một động lực, một niềm vui. Bạn có thể giả mạo đồng hồ, nhưng bạn có thể thực sự làm giả được cảm xúc chúng mang lại cho bản thân? Đó là một câu hỏi mà chỉ bạn có thể trả lời.
Kẻ lừa đảo không bao giờ giàu có được?
Đó là lý do tại sao khi nói đến các sàn giao dịch tiền điện tử và xu hướng của họ đối với khối lượng giả, một số họ đang ở ngay cạnh các bậc thầy về hàng giả cao cấp ở Trung Quốc.
Lấy BKEX làm ví dụ, một sàn giao dịch tiền điện tử được thành lập vào năm 2018 và được đăng ký tại Quần đảo Virgin thuộc Anh.
So sánh các giao dịch của nó với các giao dịch của Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới và bạn sẽ nhận thấy ngay rằng lịch sử giao dịch của BKEX là một bản sao, đưa ra những con số giống với những gì Binance đăng tải, có chăng là trì hoãn một vài giây.
Tuy nhiên, theo CoinMarketCap (một trang web cung cấp dữ liệu tiền điện tử), BKEX, theo cách nào đó, có khối lượng giao dịch hàng ngày là 1,1 tỷ đô la Mỹ, trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ 20 trên thế giới.
Nhưng không giống như các thợ thủ công bậc thầy, những người siêng năng tái tạo những chiếc Rolex ở Trung Quốc, BKEX, với cái cách chỉ có thể được mô tả là một trong những nỗ lực lười biếng nhất hòng cung cấp khối lượng giao dịch giả trên sàn giao dịch, đã đơn giản sao chép và dán lịch sử giao dịch Binance vào sàn của mình.
Vô nghĩa nhất có thể. (Ảnh của Pexels trên Pixabay)
Vào tháng 3 năm nay, Bitwise, một nhà quản lý tài sản kỹ thuật số, như một phần trong nỗ lực ra mắt quỹ ETF được quy định của riêng mình với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, đã báo cáo rằng 95% tất cả các giao dịch trao đổi tiền điện tử là không có thật.
Nhưng một báo cáo mới của Alameda Research, một công ty giao dịch tiền điện tử, cho rằng có thể vẽ ra một bức tranh chính xác hơn về mức độ lừa dối khi nói đến khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử.
Công ty khởi nghiệp, được đồng sáng lập vào năm 2017 bởi Sam Bankman, một cựu sinh viên MIT và từng là một nhà giao dịch tần suất cao tại Jane Street và Gary Wang, một cựu sinh viên MIT và cựu nhà phát triển phần mềm Google, có tài sản trị giá 100 triệu đô la Mỹ và khối lượng giao dịch trung bình1 tỷ đô la mỗi ngày, khiến nó dễ dàng trở thành một trong những công ty giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới.
Alameda Research tin rằng kiến thức sâu sắc về giao dịch tiền điện tử của mình, được làm nổi bật bởi các hoạt động giao dịch của chính nó, mang lại cho nó một lợi thế đặc biệt trong việc phát hiện ra khối lượng giao dịch ra giả.
Động cơ của việc sàn giao dịch tiền điện tử đưa ra khối lượng giả cũng nhiều không kém số lượng sàn giao dịch tiền điện tử vậy.
Từ việc đánh giá thứ hạng của các sàn trên CoinMarketCap cho đến việc tăng phí niêm yết, cũng như lôi kéo các nhà giao dịch có thanh khoản nhận thức – thực sự có những lợi ích kinh tế và uy tín mạnh mẽ thúc đẩy các sàn giao dịch tiền điện tử tăng cường khối lượng giao dịch của họ.
Và bởi vì một sàn giao dịch tiền điện tử không thể tồn tại như một thực thể như cách mà Sàn giao dịch chứng khoán New York tồn tại trên Phố Wall – nhiều sàn không được kiểm soát và vẫn không thể kiểm soát – chúng có thể công bố bất kỳ số lượng giao dịch nào chúng muốn mà không có bất kỳ hậu quả hay xử phạt nào.
Góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề là CoinMarketCap, một trang web đã trở thành “cơ quan thẩm quyền” không chính thức về dữ liệu tiền điện tử, trong khi che giấu đằng sau một bí mật về phương pháp tổng hợp cũng như các nguồn dữ liệu của nó.
Để chắc chắn, bản thân CoinMarketCap có một nhiệm vụ dường như không thể hoàn thành khi phải kiểm tra thông qua số liệu của sàn giao dịch tiền điện tử và đưa ra các nguồn bị hữu hạn của nó, có thể hiểu được phần lớn dữ liệu được cung cấp bởi các sàn giao dịch theo mệnh giá.
Nhưng bởi vì cả phương tiện truyền thông chính thống cũng như truyền thông tiền điện tử đều dựa vào CoinMarketCap, nó đã trở thành một cơ quan thẩm quyền về dữ liệu tiền điện tử, cho dù danh tiếng hay sự phụ thuộc vào nó có chính đáng hay không.
Và nó không chỉ là những con số quá lớn mà các sàn giao dịch tiền điện tử đang đăng tải.
Theo nghiên cứu của Alameda Research, các sàn giao dịch tiền điện tử cũng lén lút trong các giao dịch lớn mang tính giả mạo giữa một loạt các giao dịch nhỏ hơn.
Teddy đã bắt đầu nghĩ rằng hàng xóm có thể đã không cố tình lờ mình đi. (Ảnh
của analogicus trên Pixabay)
Ví dụ như CoinEgg, một sàn giao dịch tiền điện tử đăng ký ở Hồng Kông, được cho là giao dịch tới 1,1 tỷ USD mỗi ngày, theo dữ liệu từ CoinMarketCap – sàn giao dịch này gần đây đã lén lút thực hiện giao dịch lớn cho Litecoin, khi giá trị của đồng tiền điện tử này tăng khoảng 400% đầu năm nay.
Trong bối cảnh khi xu hướng bò có thể xảy ra với bất kỳ loại tiền điện tử nào, thật không dễ dàng để sàng lọc lúa mì từ vỏ trấu.
Alameda Research lưu ý rằng trong một khoảng thời gian khi có 15 đề nghị mua và bán Litecoin khác nhau với tổng khối lượng 134 Litecoin, một số giao dịch lớn lên tới 2.000 Litecoin đã được ghi nhận, gần như là một người mua “bí ẩn” đã xuất hiện mong manh trong làn sương khói.
Các sàn giao dịch tiền điện tử thường phát hành sổ đặt lệnh (order book), hiển thị danh sách những “giá thầu” mà tại đó các nhà giao dịch sẵn sàng mua một loại tiền điện tử cũng như một bộ giá riêng của các nhà giao dịch sẵn sàng bán.
Chẳng hạn, giả sử Adam muốn mua một Bitcoin với giá 10.000 đô la Mỹ và Betty muốn bán một Bitcoin với giá 10.100 đô la Mỹ, để giao dịch xảy ra, bên thứ ba, Charlie sẽ phải trả 10.100 đô la Mỹ mà Betty đang yêu cầu. Khoảng chênh lệch giữa “giá mua” (bid) và “giá bán” (ask) của một loại loại tiền điện tử cũng được gọi là “mức chênh lệch giá” (spread).
Và trừ khi hai nhà giao dịch đặt lệnh bù trừ chính xác cùng một lúc, hầu hết các giao dịch rõ ràng, sẽ khớp với các lệnh trước đó xuất hiện trong sổ đặt lệnh.
Nhưng một số sàn giao dịch tiền điện tử, với mục đích tạo ra ảo tưởng về khối lượng giao dịch, đã nói rằng- sử dụng bot tự động, các lệnh mua và bán được đặt đồng thời cùng lúc và các giao dịch được ghi lại – mặc dù không có giao dịch thực tế nào diễn ra giữa những bên thứ ba thực tế không liên quan.
Giá đang tăng nhưng không ai ở nhà
Và trên một số sàn giao dịch tiền điện tử, giao dịch được thực hiện ở mức giá và kích thước thậm chí không tồn tại trên các lệnh hiển thị trên order book.
Lấy ví dụ như Digifinex, một sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Singapore.
Theo như Alameda Research, Digifinex đã có giá mua và giá bán Bitcoin trong khoảng từ 8.296 đến 8.298 đô la Mỹ, một mức chênh lệch chỉ 2 đô la Mỹ, nhưng các giao dịch trên sàn giao dịch tiền điện tử đã được ghi nhận ở mức 8.290 đô la Mỹ và 8.293 đô la Mỹ, khác với các lệnh trên sổ đặt lệnh.
Trên LAToken, một sàn giao dịch có trụ sở ở Moscow, Alameda Research lưu ý rằng lệnh mua và lệnh bán có kích cỡ tối đa chỉ 1,6 Bitcoin, tuy nhiên một số giao dịch đã được đặt ở các kích cỡ lên tới 20 Bitcoin.
Alameda Research đồng thời chỉ ra ABCC – một sàn giao dịch nữa cũng đặt tại Singapore, có lệnh mua và lệnh bán không vượt quá 1 Ether, tuy nhiên một vài giao dịch lại lên tới 11 Ether khi kết thúc ngày giao dịch đó.
Và sau đó, có rất nhiều sàn giao dịch tiền điện tử công bố một cách đơn thuần là các giao dịch rơi vào khoảng giữa giá mua và bán – giá chênh lệch, bao gồm IDAX và Coineal.
Tổng cộng, Alameda Research ghi nhận không dưới 60 sàn giao dịch tiền điện tử khác nhau với các mô hình giao dịch đáng ngờ không phù hợp với hoạt động giao dịch thực tế.
Sử dụng sáu tiêu chí khác nhau để đánh giá tính toàn vẹn của khối lượng trao đổi của một sàn giao dịch, Alameda Research trước tiên đã kiểm tra thủ công sổ ghi lệnh của sàn giao dịch và lưu ý nơi giao dịch được phát hành – nếu hơn 10% giao dịch ở mức giá bên ngoài được phát hành trên order book- nó sẽ bị gắn cờ.
Sau đó, công ty đã thử nghiệm xem liệu giao dịch tiền điện tử có được hoàn thành với giá bid và ask tốt nhất hay không và nếu thất bại ở khía cạnh đó, nó sẽ bị gắn cờ.
Alameda Research cũng phân tích số tiền mà bản thân công ty giao dịch trên một sàn cụ thể. Vì startup này giao dịch với hầu hết mọi loại tiền điện tử và xem xét các thuật toán “trao đổi trực tuyến” của nó và bởi nó ước tính rằng nó chịu trách nhiệm tới 5% tổng khối lượng giao dịch tiền điện tử toàn cầu, nếu nó chiếm tới 0,5% khối lượng của một sàn- sàn giao dịch phải báo cáo khối lượng giao dịch chính xác.
Nhưng báo cáo của Alameda Research không chỉ dừng lại ở đó.
Không giống như báo cáo của Bitwise đã tuyên bố rằng 95% tổng khối lượng tiền điện tử được giao dịch trên toàn cầu là giả, Alameda Research tuyên bố rằng giao dịch tiền điện tử, bao gồm cả giao dịch tiền điện tử cơ bản cũng như các sản phẩm phái sinh như là hợp đồng tương lai, có trị giá khoảng 38 tỷ USD mỗi ngày – và 87% khối lượng đó xuất phát từ các sàn giao dịch tiền điện tử châu Á.
Theo Alameda Research, chỉ có 9% giao dịch tiền điện tử toàn cầu diễn ra trên các sàn giao dịch có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhờ một phần lớn vào môi trường pháp lý nghiêm ngặt đối với tiền điện tử ở đó.
Không giống như Bitwise, phía đã phát hành một báo cáo mở rộng vào tháng 5 năm nay, Alameda Research đưa ra quan điểm rằng khối lượng giao dịch tiền điện tử có thật nhiều hơn là giả mạo.
Đối với các sàn giao dịch tiền điện tử lớn được thành lập tại Trung Quốc nhưng hiện có trụ sở tại các khu vực pháp lý khác, chẳng hạn như OKEx và Huobi, Alameda Research cho thấy khoảng 70% giao dịch của họ là xác thực.
Mặt khác, Bitwise và Viện Minh bạch Blockchain, có nhiều hạn chế hơn, ước tính rằng có đến 60% khối lượng giao dịch của Huobi, và 90% của OKEx, là giả mạo.
Trong cộng đồng giao dịch tiền điện tử, nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp ít nhất cũng có ý thức tốt về sàn giao dịch nào công bố khối lượng giả và sàn nào không, và về khía cạnh đó, bằng chứng giai thoại cho thấy ít nhất là về Huobi và OKEx, Bitwise và Viện Minh bạch Blockchain có lẽ chính xác hơn trong đánh giá của họ so với Alameda Research.
Cuối cùng thì, cái nào là giả?
Giống như những gì mà người đeo Rolex giả cao cấp sẽ nói với bạn, chỉ người đeo đồng hồ giả và một số chuyên gia mới có thể nhận ra sự khác biệt – đại đa số những người khác sẽ không biết.
Điều tương tự cũng được áp dụng với sàn giao dịch tiền điện tử.
Chỉ những sàn giao dịch tiền điện tử mới biết bản thân họ có chính xác khối lượng thực tế được giao dịch và dẫn dắt bởi các nhà giao dịch và đối tác thực tế là bao nhiêu và bao nhiêu trong số đó là giả.
Tuy nhiên, do sự cạnh tranh khốc liệt đối với các sàn giao dịch tiền điện tử ngoài kia, hành động công khai khối lượng giao dịch giả là một con dốc trơn trượt để leo lên – cuối cùng, sự thực sẽ lộ ra.
Các sàn giao dịch tiền điện tử cuối cùng cần phải dựa vào khối lượng giao dịch thực sự để thu phí và đảm bảo khả năng sống sót của họ.
Trong ngắn hạn, khối lượng giao dịch lớn có thể thu hút các nhà giao dịch, nhưng tại một số thời điểm, các sàn giao dịch sẽ cần phải dựa vào chất lượng dịch vụ của họ và chiều sâu của thanh khoản để giữ các nhà giao dịch đó ở lại.
Và các hoạt động phát hành tiền ban đầu (ICO), cũng như các loại tiền điện tử mới đang được tung ra, ngày càng trở nên tinh vi và sáng suốt hơn trong việc lựa chọn sàn giao dịch để niêm yết các token kỹ thuật số của họ.
Khi ngành hàng không được tự do hóa, số lượng các hãng hàng không ban đầu mọc lên là phi thường và cuối cùng lại không bền vững.
Tốt nhất là một mình. (Ảnh của skeeze trên Pixabay)
Tương tự, có một số lượng lớn sàn giao dịch tiền điện tử tồn tại không bền vững cũng như không mang lại lợi ích cho toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử – việc chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán New York chứ không phải một trăm là có lý do – thật hợp lý khi hợp nhất tất cả các nhà giao dịch một địa điểm để khám phá giá chính xác hơn.
Có lẽ cũng giống như ngành hàng không, việc hợp nhất chỉ là vấn đề thời gian.
Vào cuối ngày, một sàn giao dịch tiền điện tử nên tự hỏi vai trò của nó trong ngành công nghiệp tiền điện tử là gì – trong khi không phải mọi nhà giao dịch đều có thể phát hiện ra khối lượng giả, sàn giao dịch sẽ luôn biết liệu khối lượng của nó có phải là giả hay không, nó chỉ thực sự đang lừa dối bản thân mà thôi.