Tòa án Tối cao đã bác bỏ lệnh cấm của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) áp dụng lên các ngân hàng giao dịch với các doanh nghiệp tiền điện tử ở nước này vào ngày 6 tháng 3. Lệnh cấm của RBI, được đưa ra vào tháng 6 năm 2018, đã vấp phải rất nhiều chỉ trích bởi các thành viên của ngành công nghiệp tiền điện tử và bộ phận công chúng ủng hộ tiền điện tử. Điều này dẫn đến vụ kiện lên Tòa án Tối cao được thực hiện bởi Hiệp hội Internet & Di động Ấn Độ.
RBI đã trích dẫn mối đe dọa tiềm ẩn từ giao dịch tiền điện tử lên các hệ thống ngân hàng hiện tại. Tuy nhiên, luật sư liên quan đến vụ việc lập luận rằng RBI không có quyền hạn để thực thi lệnh cấm đối với các công ty hoặc ngân hàng khác đang có kế hoạch cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp tiền điện tử. Tòa án Tối cao đã đồng ý với điều này vì trước tiên, các ngân hàng làm việc với các doanh nghiệp tiền điện tử không vi phạm bất kỳ luật hiện có nào và không có bằng chứng nào về ngành công nghiệp tiền điện tử có bất kỳ tác động bất lợi hay gây thiệt hại nào đối với RBI.
“Theo một cách nào đó, phán quyết duy trì tính hợp pháp của tiền điện tử và hợp pháp hóa các nhà đầu tư đã bỏ tiền vào các tài sản tiền điện tử khác nhau như bitcoin, ether và nhiều loại khác”, ông Sidharth Sogani, người sáng lập và CEO của Crebaco Global Inc cho hay.
Các phiên điều trần đã được tổ chức vào tháng 1 trước khi Tòa án Tối cao đưa ra quyết định. RBI đang có ý định kháng cáo và tranh luận bản án. Kể từ khi lệnh cấm được dỡ bỏ, một số sàn giao dịch tiền điện tử ở Ấn Độ như Unocoin và WazirX, thuộc sở hữu của Binance, đã bắt đầu hoạt động trở lại và đang bù đắp khoảng thời gian đã mất.
Theo CoinTelegraph, một số doanh nghiệp tiền điện tử có thể sẽ kiện RBI vì lệnh cấm vô lý và gây thiệt hại của họ. Bởi lẽ nhiều công ty đã mất lợi nhuận và thậm chí buộc phải đóng cửa trong thời gian lệnh cấm có hiệu lực.
Có thể bạn muốn đọc: Các Nhà Đầu Tư Tổ Chức Tìm Kiếm Dịch Vụ Giám Sát Tài Sản Kỹ Thuật Số