Những tuần đầy sự kiện vừa qua quả là không dễ dàng gì cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Thị trường chứng khoán, dầu mỏ, vàng và thậm chí là thị trường tiền điện tử đã chịu ảnh hưởng tương ứng, khiến chúng quay đầu giảm giá. Sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã được mô tả là thủ phạm của sự suy thoái thị trường gần đây. Nhưng thực tế, thị trường đã phản ứng thái quá trước khi đại dịch xảy ra. Có lẽ virus chỉ là chất xúc tác dẫn đến một thứ gì đó lớn hơn – suy thoái kinh tế toàn cầu.
Sinh ra từ đống tro tàn
Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây nhất đã xảy ra từ hơn một thập kỷ trước. Cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn năm 2008 chưa bao giờ thực sự được khắc phục, mà được che đậy lại. Trong cuộc khủng hoảng, ngân hàng trung ương hay Fed đã đưa ra nhiều biện pháp tài chính trong nỗ lực chống lại sự sụp đổ. Lãi suất liên bang đã giảm xuống gần bằng 0 và các chính sách tiền tệ phi truyền thống như Nới lỏng định lượng (QE) lần đầu tiên được đưa ra.
Thật không may, những chính sách đó không giải quyết được nguyên nhân sâu xa của suy thoái kinh tế, chẳng hạn như sự tham lam và bất tài của các cơ quan giám sát các hoạt động tài chính này và điều này sau đó đã tạo ra một chu kỳ bùng nổ và suy thoái. Satoshi Nakamoto đã nhìn thấy vấn đề và người đàn ông bí ẩn này đã công bố whitepaper có tiêu đề ‘Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng’ cho công chúng, mô tả “một hệ thống cho các giao dịch điện tử mà không cần dựa vào niềm tin” và Bitcoin được tạo ra vào tháng 1 năm 2009 khi khối genesis đã được khai thác. Bitcoin được mã hóa cứng để có nguồn cung tối đa chỉ 21 triệu. Không ai có thể sao chép và tạo thêm sau khi đồng tiền cuối cùng được khai thác. Hệ thống loại bỏ một trung gian thao túng như ngân hàng trung ương, đồng thời cho phép công chúng xử lý các giao dịch của họ, ghi lại chúng trên một nền tảng sổ cái phi tập trung và minh bạch được gọi là Blockchain.
Kể từ khi Bitcoin được tạo ra, nền kinh tế đã một lần nữa phát triển mạnh mẽ, bước vào một đợt tăng trưởng kéo dài 12 năm. Bitcoin sau đó đã tăng trưởng theo cấp số nhân trong nền kinh tế đang bùng nổ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Giờ đây, kinh tế thế giới một lần nữa đứng bên bờ vực sụp đổ. Liệu Bitcoin có thể chiến đấu chống lại và sống sót trước kẻ thù không đội trời chung mà nó được tạo ra để chống lại?
Phép thử cuối cùng cho Bitcoin
Bitcoin bước sang tuổi thứ 11 vào năm 2020. Tài sản này vẫn còn ở trạng thái sơ khai so với vàng cổ hay thậm chí là thị trường chứng khoán, thứ được tạo ra từ hơn 400 năm trước. Mặc dù mức độ phổ biến của Bitcoin đang ngày một rộng lớn hơn, nhưng có rất nhiều thách thức mà Bitcoin vẫn phải đối mặt. Trong thời kỳ đỉnh cao của thị trường tiền điện tử năm 2017, dòng người mới gia nhập thị trường khiến phí giao dịch Bitcoin tăng lên hơn 50 đô la mỗi giao dịch và mạng blockchain bị nghẽn. Hoặc đơn thuần là thực tế rằng Bitcoin chưa bao giờ trải qua một cuộc khủng hoảng toàn cầu – hay thậm chí là một cuộc suy thoái trong vòng đời của nó.
Đợt tăng giá mạnh một phần là do trong nền kinh tế thế giới đang phát triển, các nhà đầu tư và nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tung vốn của họ để mua một tài sản đầy biến động như Bitcoin. Tuy nhiên, khi nền kinh tế khủng hoảng, Bitcoin có thể không phải là tài sản trú ẩn an toàn mà nhiều tín đồ đang tin tưởng. Để Bitcoin rũ bỏ hình ảnh mang tính đầu cơ của mình, tài sản này cần thêm thời gian để chứng minh và thuyết phục mọi người, không chỉ các tín đồ mà cả đa số công chúng, hiểu và trân trọng các đặc tính độc đáo và hiếm có của nó. Chỉ khi đó mọi người mới tìm tới Bitcoin khi họ cảm thấy như họ đang khó lòng kiểm soát những đồng tiền kiếm được hoặc khi tài sản của họ gặp rủi ro.
Tương lai của Bitcoin
Thời điểm có thể không tối ưu, nhưng sẽ rất thú vị khi xem Bitcoin sẽ xử lý bóng dáng thấp thoáng của mùa đông nền kinh tế như thế nào. Các thuộc tính cốt lõi của Bitcoin, cho phép chủ sở hữu có toàn quyền kiểm soát tài sản cùng với tính bất biến và tính toàn vẹn được mã hóa cứng của nó có thể là điểm mạnh cần thiết để chống chọi với khủng hoảng kinh tế trong khi các tài sản khác úa tàn. Thật khó, nhưng có thể, và đây có thể là nhiên liệu để Bitcoin bứt phá, vươn tới mặt trăng. Mặt khác, nếu Bitcoin tiếp tục mất giá cùng với thị trường tài chính toàn cầu, chúng ta có thể phải chứng kiến một thị trường gấu kéo dài một hoặc hai năm nữa, trước khi tăng trưởng thực tế có thể tiếp tục. Như vậy, Bitcoin sẽ tồn tại và tăng trở lại miễn là vẫn còn nhu cầu về một đồng tiền mạnh và một hệ thống tài chính phục vụ tất cả mọi người bình đẳng như nhau.
Bạn đọc có thể quan tâm: Nhìn Lại Năm 2019: Bitcoin