Để giao dịch tốt hơn trong thị trường tiền điện tử đầy biến động, việc nắm vững cách xác định các mức hỗ trợ và mức kháng cự là vô cùng quan trọng.
Khái niệm về các vật thể giới hạn sàn và trần của một ngôi nhà cũng tương tự như vai trò giới hạn của mức hỗ trợ và mức kháng cự trong giao dịch. Các giới hạn được thiết lập trong giao dịch này có ảnh hưởng lâu dài đến các tài sản giao dịch nói riêng, tuy nhiên, các giới hạn này cũng có thể bị phá vỡ để hình thành các xu hướng hoặc giới hạn mới.
Các mức hỗ trợ và kháng cự dễ dàng được xác định là một đường nằm ngang nơi một mức giá nhất định sẽ liên tục bị từ chối bất kể khi quá cao hay quá thấp. Các đường hỗ trợ hoặc kháng cự ngang này được tạo ra bằng cách kết nối từng đỉnh hoặc đáy với nhau tạo thành một phạm vi ngang như hình dưới đây.
Mức hỗ trợ
Trong hầu hết các trường hợp, mức hỗ trợ được thiết lập khi người mua tiếp tục mua ở một mức giá cụ thể vì tài sản được coi là bị định giá thấp. Trong trường hợp người mua mua tài sản ở giá X và giá dao động lên, trước khi giá hạ xuống thấp trở lại những người mua này sẽ cảm thấy được khuyến khích và có xu hướng giữ vững vị trí của mình ở mức giá X. Tương tự như vậy đối với những người mua mới, họ sẽ thấy rằng giá sẽ không giảm dưới mức X, do đó, họ coi đây là cửa an toàn hoặc tốt. Sự tập trung vào áp lực mua này sẽ ngăn giá giảm thêm nữa, do đó tạo ra một mức sàn tạm thời được gọi là mức hỗ trợ.
Theo như biểu đồ trên, mũi tên trắng biểu thị giá nhiều lần chạm mức hỗ trợ và bị bật trở lại.
Mức kháng cự
Ngược lại, nếu một tài sản được coi là định giá quá cao ở một mức giá nhất định, người bán sẽ cảm thấy có động lực bán đi vị trí của mình. Đặc biệt là đối với những người mua lớn đang tìm cách thoát khỏi vị thế của họ để thu về lợi nhuận. Các nhà giao dịch cũng có thể bước vào vị thế “bán” tại thời điểm này, nơi họ bán ở mức giá cao và hy vọng sẽ mua lại với giá thấp hơn. Trong một kịch bản tương tự như khi có áp lực mua cao, việc tập trung vào áp lực bán này thay vào đó sẽ tạo ra một rào cản hoạt động như một mức trần, còn được gọi là mức kháng cự.
Các mức kháng cự được hiển thị như biểu đồ phía trên với các mũi tên màu trắng. Tương tự như các mức hỗ trợ nhưng theo xu hướng ngược lại khi giá gặp kháng cự nó sẽ giảm xuống.
Tính phân cực
Chúng ta vừa thảo luận về các kịch bản hoàn hảo trong đó mức hỗ trợ hoặc kháng cự có thể duy trì điểm giá. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các mức này vẫn bị vượt quá. Điều này xảy ra khi các nỗ lực mua hoặc bán đã được thị trường hấp thụ hoàn toàn, cho thấy một sự thay đổi lớn về cảm tính, còn được gọi là phân cực.
Khi mức kháng cự hoàn toàn hấp thụ áp lực bán, nó không còn được coi là một điểm giá tốt để kiếm lợi nhuận nữa, mà sẽ được coi là một điểm khởi đầu tốt cho người mua vì mức kháng cự sẽ chuyển thành một mức hỗ trợ mới do mất đi áp lực bán.
Tương tự như vậy, khi áp lực mua tại một mức hỗ trợ được hấp thụ hoàn toàn, nó sẽ biến thành một mức kháng cự vì các nhà giao dịch không còn quan tâm đến việc mua ở mức giá này.
Chúng ta thấy gì từ những xu hướng này?
Khi giá phá vỡ mức hỗ trợ chính, nó được coi là một chỉ báo giảm giá. Trong hầu hết các trường hợp, một tài sản sẽ giảm sâu hơn nữa cho đến khi nó bị bán quá mức, còn được gọi là bán tháo. Ngược lại, vượt qua mức kháng cự là sự tăng giá và sau khi phá vỡ mức giá này nó sẽ thiết lập một mức kháng cự mới, nơi nó đạt đến trạng thái mua vượt mức.
Mặc dù các mức hỗ trợ và kháng cự có thể đóng vai trò như một rào cản đối với hành động giá trong một thời gian dài, thị trường cuối cùng sẽ hấp thụ những nỗ lực của chúng và phá vỡ xu hướng này. Tính phân cực sẽ có hiệu lực trong kịch bản này để chuyển từ mức hỗ trợ sang mức kháng cự và ngược lại.
Tóm lại, các mức này có vai trò giúp xác định các vùng cung và cầu mạnh. Đây là một phần quan trọng trong giao dịch để biết được đa số thị trường cảm nhận như thế nào dựa theo mức hỗ trợ và mức kháng cự chính.
Bạn đọc có thể quan tâm: Thuật Ngữ Xu Hướng Thị Trường Tiền Điện Tử Phổ Biến