fbpx
Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Có Nên Thỏa Hiệp Quyền Riêng Tư Trong Giai Đoạn Khủng Hoảng?

Hai tuần trước, những người đề xuất bảo vệ quyền riêng tư cá nhân ở Pháp đã đấu tranh chống lại việc sử dụng ứng dụng di động theo dõi vị trí COVID-19 do chính phủ Pháp ban hành, đi ngược lại rõ ràng các yêu cầu bảo vệ quyền riêng tư của Apple. Chỉ hơn ba tuần trước, công dân Nga đã bày tỏ sự không hài lòng trên App store về việc chính phủ Nga cố gắng tăng các biện pháp giám sát thông qua một ứng dụng tương tự, hơn 23.000 công dân đã đánh giá ứng dụng này một sao.

Ở những nơi khác trên thế giới, các chính phủ cũng đã khởi xướng các kế hoạch tương tự để theo dõi các địa điểm và hoạt động của công dân của họ.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khuyến khích mọi người tải xuống Ứng dụng Thể dục FBI có tên FitTest, được cho là khuyến nghị việc tập luyện hàng ngày cho công dân trong giai đoạn cách ly, nhưng cũng có thêm tính năng theo dõi vị trí, trong đó việc quản lý dữ liệu riêng tư thuộc chính sách bảo mật chính thức của FBI , cho phép cơ quan giám sát và theo dõi nơi ở của công dân.

Tại Singapore, ứng dụng TraceTogether không chỉ theo dõi địa điểm của người dân mà còn cho phép thông tin sức khỏe cá nhân được phân phối cho chính phủ, cơ quan y tế và bệnh viện nếu được yêu cầu. Ứng dụng COVIDSafe mới của Úc đã đạt được hơn một triệu lượt tải xuống trong vòng chưa đầy 24 giờ kể từ khi ra mắt mặc dù có chức năng theo dõi và Thủ tướng Scott Morrison đang nhận được lời khen ngợi cho sự lãnh đạo của mình trong giai đoạn thử thách này.

Đây chỉ là một vài trong số các ứng dụng theo dõi vị trí đã được triển khai trên khắp các quốc gia trong đại dịch, hầu hết trong số đó vi phạm hoặc đe dọa các điều khoản bảo vệ quyền riêng tư. Quyền riêng tư là một chủ đề nhạy cảm đã trở thành mấu chốt của các cuộc tranh luận trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh COVID-19, các mối quan tâm về quyền riêng tư đã bị đẩy ra phía sau. Các nhà phê bình đã đả kích chống lại việc Google hoặc Facebook theo dõi vị trí người dùng hay lạm dụng dữ liệu thu thập trong hai năm qua chắc chắn ít nói về việc vi phạm quyền riêng tư do chính phủ áp đặt hiện nay. Trong khi có thể hiểu được, nó đặt ra câu hỏi: quyền riêng tư có nên bị xâm phạm trong thời kỳ khủng hoảng?

Tầm quan trọng của Quyền riêng tư

Từ lâu đã được coi là quyền cơ bản của con người, quyền riêng tư trao cho một cá nhân quyền tự chủ và khả năng kiểm soát các hành động và lựa chọn của bản thân, cho phép cá nhân đó quyết định số lượng thông tin họ muốn chia sẻ với thế giới. Theo Each Other UK, quyền riêng tư đặc biệt quan trọng vì “nó bảo vệ chúng ta khỏi sự sử dụng quyền lực một cách tùy tiện và không chính đáng của các chính phủ, công ty và các chủ thể khác”.

Khi 1,5 triệu người dùng Facebook phát hiện dữ liệu của họ bị rò rỉ do vi phạm quyền riêng tư trên nền tảng vào tháng 4 năm ngoái, cả công chúng và cơ quan quản lý đã nhanh chóng đưa công ty công nghệ khổng lồ này ra phán xử. Gần đây, Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ailen đã mở một cuộc điều tra về việc thu thập dữ liệu vị trí của Google từ người dùng trên nhiều quốc gia. 

Sự phẫn nộ của công chúng về cách các công ty công nghệ này âm thầm thu thập, sử dụng và thu lợi từ dữ liệu người dùng người dùng là lẽ dĩ nhiên. Mặc dù vậy, khi một vài công ty trong số đó phối hợp với các chính phủ để làm điều tương tự với các ứng dụng liên quan đến virus corona, vi phạm quyền riêng tư đột nhiên trở thành một chi phí có thể chấp nhận để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Trong khi các công ty và chính phủ hiện đang hợp tác để đảm bảo rằng cung cấp các thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khỏe  cho các cá nhân trong đại dịch này, chứng minh sự cần thiết phải thu thập dữ liệu cá nhân và hơn thế nữa, công dân bị hạn chế hoặc không có quyền kiểm soát với dữ liệu họ cung cấp miễn phí trong giai đoạn này. Mặt khác, tính minh bạch về cách dữ liệu có thể được sử dụng sau khi đại dịch kết thúc chắc chắn không được đảm bảo.

Mới tuần trước, Brave, được biết đến với Brave Browser tập trung vào quyền riêng tư, đã nhấn mạnh rằng khi đối mặt với các công ty Big Tech, ngay cả các chính phủ cũng không thể bảo vệ quyền riêng tư của công dân và đôi khi bị trở ngại bởi việc thiếu hỗ trợ và kinh phí để thực thi các tiêu chuẩn bảo mật .

Tuy nhiên, điều được cho là quan trọng hơn trong thời kỳ khủng hoảng, đặc biệt là trong đại dịch toàn cầu, đó là đảm bảo quyền riêng tư. Một số công dân có thể không cảm thấy phiền khi vị trí của họ được công khai cho khắp các công ty và cơ quan chính phủ mà không được họ cho phép, nhưng những người khác đang có các triệu chứng giống như cúm và muốn lấy một bộ xét nghiệm, hoặc những người đã nhiễm virus nhưng muốn được giấu kín nhân thân ngoài bệnh viện, sẽ đánh giá cao việc bảo vệ quyền riêng tư của họ. Mặt khác, việc thiếu sự riêng tư có thể ngăn cản công dân tham gia xét nghiệm khi họ cần được điều trị, trong khi những người khác có thể tránh tải xuống ứng dụng theo dõi vị trí, thứ sẽ đóng góp rất lớn cho nghiên cứu COVID-19. Tất cả những điều này sẽ dần ảnh hưởng xấu tới việc ngăn chặn sự lây lan của virus.

Thu thập dữ liệu từ công dân mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của họ là rất quan trọng, vì chính phủ không thể loại bỏ hoàn toàn quá trình thu thập dữ liệu. Bị mắc kẹt trong một nghịch lý Catch-22, một số công ty công nghệ đã có thể sử dụng trung gian blockchain để giải quyết câu hỏi hóc búa này.

Blockchain liên quan gì đến câu chuyện này?

Hiện tại, blockchain là lựa chọn khả thi duy nhất thúc đẩy sự tin tưởng và minh bạch tuyệt đối giữa các cá nhân, tổ chức, công ty và chính phủ trung ương. Không có cơ quan trung ương quản lý thông tin được ghi lại trên mạng blockchain và điều này có thể bao gồm danh tính, dữ liệu sức khỏe cá nhân, dữ liệu vị trí và hơn thế nữa. Tất cả các bên liên quan có thể kiểm soát lượng dữ liệu họ chia sẻ với nhau. Điều này khuyến khích tương tác chéo trong một môi trường được kiểm soát, nơi công dân có thể thoải mái hơn trong việc cung cấp thông tin cần thiết mà không lo ngại về sự thiếu bảo mật.

Một số ứng dụng COVID-19 dựa trên blockchain đáng chú ý tập trung vào việc bảo đảm quyền riêng tư cho quá trình thử nghiệm COVID-19, trong khi các ứng dụng khác giúp chính phủ và chủ lao động xác minh rằng nhân viên đã được chứng nhận khỏe mạnh và sẵn sàng quay lại làm việc hoặc du lịch. Khi quá trình thu thập dữ liệu được củng cố bằng công nghệ blockchain, việc trao đổi dữ liệu sẽ trở nên suôn sẻ hơn, nhiều cá nhân có thể sẵn sàng chia sẻ thông tin quan trọng hơn với chính quyền

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) thông báo đã ra mắt một ứng dụng có tên AOKPass, tuyên bố chính thức những người bị nhiễm bệnh phục hồi hoàn toàn, cho phép họ tiếp tục làm việc. Chứng nhận trên ứng dụng cũng có thể được dùng như một hộ chiếu miễn trừ. Người dùng có thể yên tâm rằng việc phân phối thông tin hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của họ.

Gần đây, dự án blockchain Genobank đã giới thiệu Agerona, một ứng dụng cho phép xét nghiệm COVID-19 ẩn danh, chạy trên mạng blockchain Telos. Người dùng sẽ có thể kiểm tra bộ dụng cụ xét nghiệm tại các phòng khám có sẵn gần nhất của họ, nhận bộ dụng cụ xét nghiệm ngay trước cửa nhà, gửi bộ xét nghiệm đến phòng thí nghiệm và nhận kết quả phòng thí nghiệm của họ, tất cả mà không phải tiết lộ danh tính chính xác.

Theo dõi vị trí Bluetooth và điện thoại di động được thực hiện trên mạng blockchain cũng có thể thay thế các ứng dụng theo dõi COVID-19 hiện tại trên thị trường, như các ứng dụng được giới thiệu ở Nga và Pháp vào tháng trước. Đây chỉ là một vài trong số nhiều lựa chọn thay thế sáng tạo và đổi mới có thể được sử dụng với chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn các biện pháp phòng chống COVID-19 hiệu hữu trên toàn thế giới.

Phân cấp và đảm bảo quyền riêng tư thông qua các giải pháp dựa trên blockchain giờ đây đã có sẵn và dễ tiếp cận hơn trước. Với việc các ứng dụng mới xuất hiện mỗi tuần, các chính phủ và gã khổng lồ công nghệ đã đề cập ở trên sẽ khó tiếp tục gây nguy hiểm cho dữ liệu cá nhân với các ứng dụng theo dõi sử dụng công nghệ và chức năng cổ xưa. Năm đầu tiên của chúng ta trong thập kỷ mới đã chứng minh với thế giới rằng nó cần theo kịp công nghệ thay đổi nhanh chóng để tồn tại, hoặc có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Không có cơ hội nào khác hơn hiện tại để chính phủ và các công ty công nghệ tiến bước.

Bạn đọc có thể quan tâm: BTC Hay USD: Loại Tiền Nào Thế Giới Đang Cần Trong Cơn Khủng Hoảng?

Leave a comment

Về SuperCryptoNews

SuperCryptoNews là nhà cung cấp tin tức về blockchain và tiền điện tử hàng đầu châu Á, bao quát các tin tức hàng ngày về sự phát triển công nghệ và giao dịch mới nhất liên quan tới tiền điện tử. Chúng tôi mang đến cho bạn tin tức mở rộng về tiền điện tử, đặc biệt là ở châu Á, trọng tâm là Singapore, Thái LanViệt Nam.

Đăng ký SCN

© Copyright of Novum Global Consultancy Pte Ltd {2020}. All rights reserved.

111 North Bridge Road, 21-01, Peninsula Plaza, Singapore 179098.

Phone: +65-80282938

Đăng ký SCN

Về SuperCryptoNews

SuperCryptoNews là nhà cung cấp tin tức về blockchain và tiền điện tử hàng đầu châu Á, bao quát các tin tức hàng ngày về sự phát triển công nghệ và giao dịch mới nhất liên quan tới tiền điện tử. Chúng tôi mang đến cho bạn tin tức mở rộng về tiền điện tử, đặc biệt là ở châu Á, trọng tâm là Singapore, Thái LanĐông Nam Á.

Theo dõi chúng tôi trên