Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times, Ajay Banga- CEO của Mastercard đã tiết lộ mối quan ngại của ông về đồng Libra, đặc biệt là sự thiếu minh bạch của nó. Mastercard là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội Libra, cùng với Visa, PayPal và Stripe. Tuy nhiên vào tháng 10 năm ngoái, cả bốn công ty này đều đã rút lui. Người ta cho rằng nguyên nhân của việc này là do áp lực từ các cơ quan quản lý tại Mỹ và châu Âu.
Điều này đã được tiết lộ bởi CEO của Mastercard, lý do chính khiến ông quyết định đột ngột rút lui khỏi Hiệp hội Libra là do loại tiền này “không tuân thủ theo luật pháp địa phương”, bao gồm đảm bảo quy định chống rửa tiền, KYC, cũng như các quy tắc quản lý dữ liệu khác.
Ngoài ra ông còn có một mối lo ngại khác đó là mô hình kinh doanh của Libra không nêu rõ cách thức kiếm tiền. Một số phương pháp trình bày không nhất quán, mặc dù Libra định vị mình là một công cụ tài chính, việc sử dụng ví Calibra dường như không hoàn toàn phù hợp với no.
Banga thực sự thích thú với ý tưởng về một loại tiền tệ hợp tác toàn cầu, tuy nhiên ông cho biết: “đối với vấn đề tài chính, khi chính phủ cấp cho bạn [một loại tiền tệ], bạn nhận nó như một công cụ mà bạn phải hiểu và có khả năng dùng nó để mua gạo và có thể xoay vòng. Tuy nhiên nếu bạn được trả bằng đồng Libra [một loại coin] […], tiền này sẽ được trả vào ví Calibras, sau đó lại quy đổi sang bảng Anh để mua gạo, tôi thực sự không hiểu cách thức hoạt động của nó”.
Banga cũng đề cập đến những lo ngại về chi phí kinh tế khi tạo ra các hệ thống thanh toán: “điều này thật ngu ngốc, đặc biệt là trong một thế giới nơi người dân có thể đi du lịch khắp mọi nơi. Với công nghệ mang tính toàn cầu, điều này thậm chí còn ngu ngốc gấp nhiều lần”.
Ông đã lấy ví dụ các trường hợp của Pháp, Úc, Brazil và Mexico nơi chính phủ đang cố gắng tạo ra một hệ thống thanh toán quốc gia được kiểm soát và cho rằng đây không phải là một vấn đề mới lạ, đúng hơn là một ảo tưởng đã diễn ra từ lâu.