Các hệ thống tài chính truyền thống đã bị thách thức bởi “những người chơi mới”, những người không tham gia vào thị trường tài chính như cách chúng ta biết. Một ví dụ tuyệt vời về một người chơi như vậy là Facebook, họ đã phát minh ra Libra, một loại tiền kỹ thuật số dự kiến sẽ được sử dụng bởi 2,2 tỷ người hay gần 1/3 dân số toàn cầu khi nó ra mắt. Các ngân hàng trung ương cần các chiến lược mới trước khi họ bị bỏ lại phía sau những phát triển to lớn này, bằng cách phát minh ra loại tiền kỹ thuật số của riêng mình, còn được gọi là “Tiền tệ Kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương” (CBDC), hoặc thậm chí tiết lộ các nền tảng thanh toán mới được xây dựng trên mạng blockchain
Trung Quốc đã rất quan tâm đến việc tạo ra các loại tiền kỹ thuật số của riêng mình. Quốc gia này đã quy định các quy tắc nghiêm ngặt để kiểm soát Bitcoin và ICO trong ba năm qua để “ngăn chặn” các loại tiền kỹ thuật số nước ngoài xâm nhập vào quốc gia này, phù hợp với chính sách “Trung Quốc sử dụng các sản phẩm của mình; Trung Quốc sẽ thịnh vượng”.
Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Trung Quốc không cần nguồn đầu tư nước ngoài khi nhắc tới ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số. Trung Quốc cần phải phát minh ra tiền tệ để sử dụng trong nước; và khi “phiên bản kỹ thuật số của Nhân Dân Tệ” được phát hành, nó có khả năng trở thành nhà lãnh đạo nền tài chính thế giới.
Một giám đốc điều hành của PBOC gần đây cho biết rằng tiền tệ kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ được phân phối cho các ngân hàng lớn như Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc (ADBC), Union Pay cũng như các công ty công nghệ khác như Alibaba và Tencent.
Các báo cáo cho hay, các tính năng của tiền tệ này gần như tương tự với Facebook Libra. Các loại tiền mới có thể được sử dụng trong mua bán. Đồng tiền sẽ được thử nghiệm tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc.
CBDC của Trung Quốc sẽ làm rung chuyển hệ thống tài chính toàn cầu như thế nào? Dự kiến tiền tệ mới có thể trở thành một loại tiền tệ toàn cầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên phát triển một loại tiền kỹ thuật số. Venezuela được coi là quốc gia đầu tiên tự tạo ra tiền tệ kỹ thuật số mà không cần hỗ trợ bằng dự trữ đô la Mỹ, nhưng thay vào đó, họ đã hỗ trợ CBDC bằng các tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Tiền tệ được gọi là “Petro”.
Venezuela phải tạo ra đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình do suy thoái kinh tế kéo dài và lạm phát một cách tồi tệ. Cung cấp “Petro” trên thị trường là cách để Venezuela trả nợ và thoát khỏi hệ sinh thái tài chính truyền thống được hỗ trợ bởi đồng đô la Mỹ. Petro đã huy động được 735 triệu đô la Mỹ trong lần bán trước đầu tiên. Đây là lần huy động vốn thông qua các tài sản kỹ thuật số lớn thứ ba thế giới.
Một quốc gia khác đã cân nhắc việc sở hữu đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình là Estonia, đất nước ở phía bắc châu Âu. Là một trung tâm công nghệ phía bắc châu Âu, Estonia đã ra mắt loại tiền kỹ thuật số có tên là “Estcoin”, được phát hành cho 20.000 công dân điện tử của nước này. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bác bỏ.
Ngoài các loại tiền kỹ thuật số của riêng mình, các ngân hàng trung ương như Ngân hàng Thái Lan (BOT), Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) và Ngân hàng Quốc gia Thụy Điển cùng với nhiều quốc gia trên thế giới chọn blockchain để phát triển hệ thống tiền tệ của riêng họ, thay vì tạo mới bởi lẽ mạng blockchain có thể giảm chi phí tài chính và tối ưu hóa hiệu suất dịch vụ.
Ngoài ra, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đang khám phá tính khả thi của việc giới thiệu “Rupee kỹ thuật số” tại quốc gia này. Các quốc gia khác cũng theo sau bao gồm Uruguay, Bahamas và các quốc gia khác trong vùng biển Caribbean.
Tiền tệ fiat truyền thống đang bị thách thức bởi công nghệ blockchain và sự phổ biến ngày càng tăng của tiền điện tử. Nếu các ngân hàng trung ương không nhìn thấy cơ hội từ sự gián đoạn công nghệ và tài chính này, kế hoạch tiền tệ kỹ thuật số của họ có thể không xảy ra trong tương lai.