Cô Hương, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống 60 tuổi, luôn phải nhờ con trai mình là Thanh đặt xe Grab cho cô mỗi khi ra ngoài. Không phải vì cô không thể tự sử dụng siêu ứng dụng này mà là vì nếu Thanh thanh toán cho cô bằng thẻ hoặc bằng tiền trong ví Moca (một dịch vụ thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam hỗ trợ thanh toán không tiền mặt trên ứng dụng gọi xe), cô có thể được hưởng một số phần thưởng hoặc tiền hoàn lại vì việc không sử dụng thanh toán tiền mặt. Là một người trung niên điển hình của Việt Nam, cô Hương rất ngại thay đổi và tiếp cận các công nghệ tiên tiến. Đối với cô, thẻ ngân hàng không có giá trị gì khác ngoài việc rút tiền.
Nhắm đến mục tiêu một xã hội không tiền mặt
Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), tỷ lệ thanh toán không tiền mặt của Việt Nam vẫn còn khá thấp, chiếm 11.39% tổng giao dịch và thuộc nhóm thấp nhất trong ASEAN; Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia đạt tỷ lệ thanh toán không tiền mặt cao nhất thế giới, chiếm 80% tổng số giao dịch được thực hiện. Tại Việt Nam, hầu hết tất cả các giao dịch có giá trị dưới 100.000 đồng (khoảng 4,3 USD tại thời điểm viết bài) đều được thanh toán bằng tiền mặt.
Chính phủ không ngừng phát triển một xã hội không tiền mặt và đặt mục tiêu chiếm 50% tổng số thanh toán trong 3 năm tới. Để khuyến khích mọi người có thói quen không sử dụng tiền mặt, ngày 16/6 vừa qua đã được chọn là “ngày thanh toán không tiền mặt” với các ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn đã được đưa ra.
Trong bối cảnh này, Blockchain có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu một nền kinh tế không tiền mặt vì tính bảo mật, tốc độ và độ chính xác cao mà nó mang lại trong các giao dịch. Tính minh bạch cũng như khả năng truy xuất nguồn gốc cũng là một số tính năng mà các mạng lưới chưa được cấp phép hướng đến để cải thiện. Ngược lại, chính sách của quốc gia trong việc rút tiền miễn phí sẽ kích khởi sự phát triển và mở rộng của các giải pháp công nghệ tài chính, bao gồm Blockchain.
Blockchain mang lại lợi ích gì cho hệ thống ngân hàng?
Đặc tính tiết kiệm chi phí của Blockchain là điều vô cùng quan trọng đối với các khoản thanh toán và thỏa thuận. Trong quý 3 năm 2018, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và 3 ngân hàng thương mại đã thử nghiệm mô hình chuyển tiền sử dụng công nghệ Blockchain. Hiện tại, một giao dịch thương mại điện tử có chi phí trung bình khoảng 1% -2%, trong khi các giao dịch hỗ trợ Blockchain có thể chỉ có chi phí 0,1% hoặc ít hơn. Theo NAPAS “Giảm phí xuống mức thấp nhất sẽ tạo điều kiện mở rộng dịch vụ tài chính tới nhiều khách hàng và doanh nghiệp nhỏ, hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện”.
Về tốc độ, đối với các doanh nghiệp yêu cầu tiền gửi để đảm bảo tính khả thi của hợp đồng, Blockchain cho phép họ viết một vài dòng lệnh, sau đó khi cả hai bên gửi tiền vào chương trình được mã hóa, tổng số tiền sẽ được xác minh và giữ an toàn trong khối. Hơn nữa, “thông tin về các giao dịch sẽ được giữ bí mật vì dữ liệu được tải lên nền tảng Blockchain không thể thay đổi nếu không có sự thỏa thuận lẫn nhau giữa các bên liên quan”, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng Việt Nam cho biết.
Các tính năng trên đặc biệt thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Vào tháng 7/ 2019, HSBC đã thực hiện thành công giao dịch thư tín dụng (LC) dựa trên Blockchain giữa Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân của Việt Nam và công ty INEOS Styrolution của Hàn Quốc. Đây là giao dịch LC đầu tiên sử dụng công nghệ Blockchain mà HSBC đã triển khai tại Việt Nam và Hàn Quốc và là giao dịch thứ bảy mà ngân hàng đã thực hiện trên toàn cầu. Việc trao đổi tài liệu đối với các giao dịch LC truyền thống mất 5-10 ngày, tuy nhiên trong giao dịch này, thời gian của quá trình giảm xuống dưới 24 giờ.
Một ứng dụng khác mà Blockchain mang đến cho các hoạt động ngân hàng là hệ thống nhận dạng sổ cái phân tán. Điều này thực sự hiệu quả vì tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải có quy trình xác thực KYC (Xác minh danh tính). Trong khi đó, Blockchain cho phép người dùng xác minh danh tính của họ chỉ bằng một bước đơn giản và thông tin được lưu trữ và ủy quyền bởi các ngân hàng khác trong hệ thống. Hoạt động tài chính và ngân hàng liên quan trực tiếp đến an ninh tiền gửi và cho vay. Tuy nhiên, tại một số ngân hàng lớn trên thế giới, việc bảo lãnh vẫn còn chưa chắc chắn. Việt Nam vẫn dễ bị tấn công mạng và vẫn chưa đủ khung pháp lý để giám sát và hỗ trợ các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ mới. Tuy nhiên, những thách thức đó không thể ngăn việc công nghệ Blockchain xâm nhập dần vào hệ sinh thái kinh doanh của đất nước, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.