Cho đến khoảng một tuần trước, tôi chưa bao giờ thực sự quan tâm nhiều đến việc mua sắm tạp hóa. Trong quá trình lớn lên, tất cả những gì tôi phải làm là mua một danh sách các vật dụng cần thiết trong gia đình thuộc một số nhãn hiệu, danh sách mà người nhà đưa cho (vâng, vâng và bên cạnh đó là bổ sung thêm một vài đồ ăn nhẹ cá nhân), mà không phải lo nghĩ nhiều về nó.
Mọi thứ đã thay đổi. Bây giờ, khi tôi vừa mới chuyển ra và mua căn hộ đầu tiên của bản thân, tôi đã thực hiện chuyến đi thú vị đầu tiên của mình đến siêu thị Singapore gần nhà để dự trữ hàng tạp hóa. Đó là khoảng thời gian dài nhất tôi từng dành ra để mua sắm hàng tạp hóa! Một người có thể dành bao nhiêu thời gian cho việc mua sắm thực phẩm, bạn có thể tự hỏi như vậy. Rõ ràng người ta có thể bị cuốn vào vòng xoáy bất tận của việc mua sắm hàng tạp hóa trong một thời gian khá lâu, bởi vì bây giờ tôi có thể chọn các nhãn hiệu và sản phẩm tôi muốn mà không bị yêu cầu quay lại để đổi cái khác chỉ vì tôi đã “lấy sai hãng”. Tôi chắc chắn rằng hầu hết chúng ta đã từng bị cha mẹ mình mắng mỏ vào một đôi lần vì lấy nhầm nhãn hiệu sản phẩm hoặc lấy nhầm loại cá này thay vì loại cá khác.
Tôi đang ở khu vực ngũ cốc toàn năng và chợt nhớ một bài báo mà một người bạn thân của mình đã chia sẻ về loại ngũ cốc yêu thích của tôi Honey Smacks của Công ty Kellogg bị thu hồi toàn cầu do liên quan đến dịch Salmonella vào tháng 6 năm 2018. Kể từ đó, tôi vẫn chưa từng mua thêm ngũ cốc. Có phải tôi chỉ đang hoang tưởng? Bây giờ tiêu thụ nó sẽ không sao, phải không? Còn những vụ dịch bệnh và thu hồi khác thì sao? Có phải tất cả các mặt hàng trong giỏ hàng của tôi an toàn? Đây là tất cả những câu hỏi chạy qua đầu tôi.
Tham gia vào ngành công nghiệp blockchain đã cho phép tôi thấy được công nghệ blockchain có thể giải quyết vấn đề này mà tôi gặp phải như thế nào. Tôi chắc chắn rằng nhiều người tiêu dùng khác cũng muốn biết thực phẩm của họ được sản xuất ở đâu hoặc liệu nó có an toàn trước khi được phục vụ trên đĩa. Trung bình 10% GDP toàn cầu được đóng góp bởi ngành Nông nghiệp, ngành đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng do nhu cầu thực phẩm tăng cao khi dân số thế giới 7,3 tỷ hiện tại dự kiến sẽ trở thành 9,7 tỷ vào năm 2050.
Sau khi thực phẩm rời khỏi trang trại để đến với thị trường, nó trở thành một phần của chuỗi cung ứng rộng lớn bao gồm rất nhiều trung gian. Tầm quan trọng của tính bền vững đang tăng lên với 6 trên 10 người tiêu dùng nói rằng điều quan trọng đối với họ là thực phẩm họ mua hoặc tiêu thụ được sản xuất bền vững, tăng từ 50% so với năm 2017 theo Báo cáo Khảo sát Sức Khỏe và Thực Phẩm 2018 – Food Insight. Một số vấn đề được nêu trong báo cáo bao gồm an toàn thực phẩm, gian lận thực phẩm, hoạt động sản xuất phi đạo đức, thiếu minh bạch, không phân phối hiệu quả, v.v.
Blockchain có phải là câu trả lời để tăng cường Chuỗi cung ứng Nông nghiệp và giúp cải thiện hiệu quả và tăng niềm tin vào chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu?
SỰ TIN TƯỞNG, TÍNH BẤT BIẾN VÀ SỰ MINH BẠCH
Chuỗi cung ứng có thể hiểu là một trong những lĩnh vực nóng nhất cho phát triển blockchain, vì hệ thống hiện tại đang gặp khó khăn bởi một loạt các vấn đề, từ việc lưu trữ hồ sơ lỗi thời đến các mối quan tâm về mặt đạo đức.
Thông tin được thu thập bởi các nhà cung cấp sẽ được mở và có thể truy cập thông qua công nghệ cung cấp khả năng truy xuất đầu-cuối theo thời gian thực từ trang trại đến bàn ăn. Blockchain cho phép chia sẻ dữ liệu số hóa một cách an toàn và đáng tin cậy.
Năm 2018, chúng ta đã chứng kiến một đợt bùng phát lớn của khuẩn E. coli trong rau diếp romaine và Salmonella trong một số sản phẩm từ trứng cho tới ngũ cốc ăn sáng. Việc đáp ứng nhanh chóng và chính xác các vấn đề an toàn thực phẩm như thế này là rất quan trọng. Thay vì mất một tuần để săn lùng thông tin về Salmonella tiềm ẩn trong một sản phẩm, việc truy xuất blockchain chỉ mất vài giây – Walmart Triển Khai Blockchain Vào Theo Dõi Rau Sống.
Ngoài việc khiến hơn 150 người bị bệnh, dịch E.coli đã gây thiệt hại lớn cho người trồng trọt, giảm doanh số của các nhà bán lẻ và làm gián đoạn chuỗi cung ứng khi các nhà hàng tranh nhau tìm các lựa chọn thay thế rau diếp – và tác động có thể kéo dài, theo một báo cáo từ Wall Street Journal.
Thời gian thú vị đang ở phía trước và tôi mong muốn được thấy các giải pháp blockchain giải quyết được nhiều vấn đề trong thế giới thực hơn!
Dưới đây là một số công ty đáng chú ý đang tìm cách giải quyết những vấn đề này:
Ripe – Cải thiện tầm nhìn cho chuỗi cung ứng thực phẩm.
OriginTrail – Thúc đẩy giải pháp nguồn gốc theo hướng blockchain.
Walmart – Hiện có thể theo dõi nguồn gốc của hơn 25 sản phẩm từ 5 nhà cung cấp khác nhau bằng hệ thống được cung cấp bởi IBM’s Hyperledger Fabric.
Coca-Cola – Xây dựng nền tảng blockchain để giúp đảm bảo sản xuất đường có đạo đức.
Unilever – Làm việc với Provenance để theo dõi trà ở Malawi.
Carrefour – Làm việc trên blockchain để giúp theo dõi nguồn gốc sản phẩm.